CHUYÊN ĐỀ: "PHÒNG CHỐNG TÌNH TRẠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM"

Cập nhật lúc: 07:25 13/10/2017

CHUYÊN ĐỀ:

PHÒNG CHỒNG TÌNH TRẠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

I. Lý do chon đề tài:

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là chủ nhân của Tổ quốc sau này, là niềm tự hào và niềm hy vọng của gia đình và xã hội. Cha mẹ, thầy cô và cả xã hội đều dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng với niềm mong mỏi là các em sẽ sớm trưởng thành, trở thành những người hữu ích cho xã hội. Cha mẹ, thầy cô và những người lớn chúng ta đang làm và cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất để điều đó sớm thành hiện thực. Tiếc thay, môi trường sống của các em không chỉ có sự yêu thương, đùm bọc, che chở mà còn có sự lợi dụng, xâm hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các em. Do vậy, trẻ em phải luôn luôn được sựu che chở bảo vệ của người lớn mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta cũng cần phải đặt ra câu hỏi phải làm gì để bảo vệ các em và phải làm gì để giúp các em biết tự bảo vệ mình?

II. Nội dung chuyên đề:

1. Vài nét về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em

* Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an:

- TB mỗi năm ở nước ta: 1.600 - 1.800 vụ XHTD trẻ em được phát hiện.

- Số vụ trẻ em bị XHTD: 65% tổng số vụ XHTD

- Nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15: 57,46%

- Đáng báo động là: Số vụ trẻ em dưới 6 tuổi và nạn nhân là nam ngày càng gia tăng.

* Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk:

Trong 5 năm gần đây (từ năm 2012 đến năm 2016), trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 246 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái, có 247 nạn nhân bị xâm hại.

2. Những khó khăn trong hoạt động điều tra xâm hại tình dục trẻ em

- Nạn nhân trong các vụ án XHTD trẻ em là người dưới 16 tuổi.

- Nạn nhân bị thủ phạm đe dọa hay mua chuộc, dụ dỗ, nên càng không dám nói ra sự thật.

- Có tới 93% đối tượng XHTD trẻ em lại chính là người quen của nạn nhân.

- Nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự là “trọng chứng hơn trọng cung”.

- Hiện nay luật hình sự ở nước ta vẫn quy định chung chung, chưa rõ ràng về một số tội XHTD trẻ em.

- Công tác giám định pháp y, giám định dấu vết chưa "tương thích" với yêu cầu thực tiễn.

3. Hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em

- Làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lý, sức khoẻ của trẻ.

- Gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và xã hội.

- Làm gia tăng tệ nạn mại dâm, tệ nạn buôn bán phụ nữ, tăng sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục.

- Gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam.

4. Một số vấn đề lý luận về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em

4.1. Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em?

- Hành vi xâm hại tình dục trẻ em (child molestation) hay còn gọi là tình dục huyễn nhi, ấu dâm.

- Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em.

“Xâm hại tình dục trẻ em là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Nói cách khác, xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn.”

4.2. Các mức độ xâm hại tình dục

- Động chạm, sờ mó vào cơ thể người khác.

- Ép buộc người khác phải phô trương cơ thể họ để làm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình.

- Kích thích tình dục: kể cho người khác nghe về tình dục, cho xem phim khiêu dâm; kích thích tình dục ...

- Quan hệ tình dục.

- Bị xâm hại tình dục nghiêm trọng: hâm dọa, cưỡng hiếp, hiếp giết…

4.3. Đối tượng xâm hại

- Người quen thân thiết: cha nuôi, chú, bác, anh em, hàng xóm….

- Người không quen biết.

- Thành phần: nam, nữ, người đồng tính mọi lứa tuổi.

Thảo luận nhóm:

NỘI DUNG

Câu 1: Theo các em, trẻ em bị xâm hại tình dục thường có những dấu hiệu biểu hiện nào?

Câu 2: Theo em, những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng xâm hại tình dục trẻ em là gì? Liên hệ thực tiễn tại địa phương nơi em sinh sống.

 

Theo Tổ chức bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dụng (Stop It Now), trẻ em bị xâm hại tình dục thường có các biểu hiện sau:

* Các dấu hiệu biểu hiện trong sinh hoạt và tâm lý

- Thay đổi đột ngột thói quen ăn uống như: không chịu ăn, đột nhiên ăn nhiều, khó nuốt.

- Gặp ác mộng hoặc khó ngủ mà không rõ nguyên nhân.

- Bị phân tâm hay lơ đãng.

- Viết, vẽ, chơi hay mơ về những hình ảnh liên quan đến tình dục hay sợ hãi.

- Tự nhiên sợ hãi một số người hay một số nơi nhất định.

- Nói chuyện về một người bạn mới lớn tuổi.

- Đột nhiên có tiền, đồ chơi hay những món quà khác mà không biết từ đâu mà có.

- Nghĩ bản thân mình ghê tởm, bẩn hay xấu xí.

- Có hành vi, ngôn ngữ về giới tính như kiểu người lớn.

- Đột nhiên có hành vi như đái dầm hoặc mút ngón tay.

- Dùng từ mới để gọi vùng kín.

- Không cho cởi quần áo khi tắm, đi vệ sinh...

- Đề nghị những bé khác có hành vi tình dục hoặc chơi trò chơi liên quan đến tình dục.

- Thực hiện hành vi tình dục với đồ chơi hoặc thú nhồi bông.

- Tự gây thương tích (cắt, đốt).

- Ngại vệ sinh cá nhân.

- Nghiện rượu, ma túy.

- Quan hệ tình dục bừa bãi.

- Bỏ nhà đi.

- Trầm cảm, lo âu.

- Tự tử.

- Sợ thân mật hay gần gũi.

* Các dấu hiệu về thể chất

- Trẻ bị đau, chảy máu ở bộ phận sinh dục, hậu môn hay miệng.

- Xuất hiện các loại bệnh truyền nhiễm như: HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục.

Lưu ý: Nếu trẻ bị một trong những dấu hiệu trên thì không có nghĩa là trẻ bị lạm dụng tình dục, nhưng nếu trẻ có nhiều trong số đó thì cần nghi ngờ và để ý đến.

Nguyên nhân của tình trạng XHTD trẻ em

* Các nguyên nhân chủ quan (từ phía trẻ):

- Trẻ vô ý tạo nên những kẽ hở của sự quá hớ hênh (ăn mặc quá “mát mẻ” so với độ tuổi của trẻ hay có những tư thế ngồi, đi đứng thiếu ý tứ).

- Trẻ còn thiếu nhận thức về các vấn đề và các mối nguy hiểm từ việc xâm hại, lạm dụng tình dục.

* Các nguyên nhân khách quan quan:

- Do ảnh hưởng của văn hóa phẩm độc hại trên internet.

- Đạo đức của một số đối tượng trong xã hội đang xuống cấp.

- Do tâm lý của nhiều gia đình cho rằng đó là điều đáng xấu hổ nên không dám tố cáo.

- Trẻ chưa được hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng tránh bị xâm hại tình dục.

- Người lớn không tế nhị trong việc thể hiện tình cảm nam nữ trước mặt trẻ nhỏ.

- Cha mẹ sao nhãng, bỏ mặc con cái do hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân…

- Các khoảng trống trong hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em.

- Sự hạn chế cả về năng lực, số lượng lẫn quyền hạn pháp lý của hệ thống cán bộ và mạng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở.

- Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

Thảo luận nhóm:

NỘI DUNG

Theo quý thầy cô và các em, để khắc phục, giảm thiểu tình trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện nay thì gia đình, nhà trường cần có những giải pháp cụ thể nào?

Giải pháp 1:

Phụ huynh; CB, GV phụ trách công tác HS, YTTH cần cung cấp những hiểu biết và kỹ năng cơ bản để trẻ tự bảo vệ bản thân

- Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm.

- Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm.

- Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác.

- Tránh xa người lạ mặt.

- Không cho người lạ mặt vào nhà khi trẻ ở nhà một mình.

- Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác khi bị tấn công xâm hại.

- Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào.

- Hướng dẫn trẻ cách xử lý khi bị xâm hại tình dục.

Giải pháp 2:

Nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS về sự cần thiết trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Nhà trường cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể đối với công tác này.

- Lồng ghép nội dung truyền thông vào sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần; chương trình phát thanh; các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn thể các cấp…

- Tăng cường tuyên truyền cho các bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ HS hiểu và ý thức rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với công tác phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.

Giải pháp 3:

Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tư vấn học đường

- Nhà trường cần sớm thành lập và kiện toàn tổ tư vấn.

- Chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ tư vấn.

- Tuyên truyền, khuyến khích, động viên học sinh nhằm tạo niềm tín cho các em trong việc tìm đến cán bộ tư vấn để mong nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

- Tổ chức tốt hiệu quả chương trình giáo dục giới tính, giáo dục KNS, tuyên truyền và tư vấn về kiến thức và kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em.

- Định kỳ có báo cáo kết quả và tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Giải pháp 4:

Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em

- Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc phòng chống nạn xâm hại trẻ thông qua các buổi họp phụ huynh.

+ Lồng ghép tuyên truyền kiến thức về xâm hại và phòng chống nạn XHTD trẻ em.

+ Vận động cha mẹ học sinh cần dành nhiều thời gian chăm sóc và gần gũi trẻ.

+ Thường xuyên hỏi về tình hình học tập và sinh hoạt trong ngày.

+ Đưa đón trẻ đến trường đúng giờ quy định.

+ Thông báo cho nhà trường những vấn đề xảy ra với trẻ để cùng phối hợp ngăn chặn.

*Khi phát hiện trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, hãy liên hệ:

 - Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567.Đây là địa chỉ tư vấn, giúp đỡ và hỗ trợ tin cậy; miễn phí cho người gọi trên toàn quốc, từ  7 giờ đến 21 giờ tất cả các ngày

          - Gọi 113(miễn phí) hoặc đến các trụ sở công an gần nhất trình báo, yêu cầu giúp đỡ , bảo vệ và tố cáo các hành vi xâm hại trẻ em hoặc liên hệ với:

          - Các trạm y tế, bệnh việnở địa phương, nơi trẻ sẽ nhận được sự chăm sóc, điều trị thích hợp của các y, bác sỹ chuyên khoa;

          - Chính quyền địa phương; Cha mẹ, thày cô giáo; Các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể địa phương, nơi gia đình và bản thân trẻ có thể nhận được sự hỗ trợ tích cực về nhiều mặt.